lời hay ý đẹp

KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC TĂNG NI, QUÝ ĐẠO HỮU PHẬT TỬ NĂM MỚI VẠN SỰ AN LÀNH, CÁT TƯỜNG NHƯ Ý.

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi”


Tối mồng 9 tết, tại thiền viện Hương Vân (núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP Huế), đêm hội hoa đăng tưởng nhớ 705 năm công chúa Huyền Trân - con gái vua Trần gạt lệ ra đi làm dâu xứ người nhằm đổi đất cho Đại Việt đã diễn ra trong sự trang nghiêm.

Theo sử cũ vào năm 1306, vua Chàm là Chế Mân (Jaya Simhavarman III) sai sứ dâng chiếu tới vua của Đại Việt bấy giờ là Trần Anh Tông để cầu hôn với công chúa Huyền Trân, em của vua, con gái của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Vua Trần bằng lòng gả cho Chế Mân và nhận hai châu Ô và Rí (châu Lý) - tổng cộng khoảng ngàn dặm vuông mà Chế Mân dâng làm vật sính lễ. Đất này sau chính là các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và một phần Quảng Nam.

Một năm sau, vua Chế Mân băng hà, công chúa Huyền Trân trở về quê cũ, sau đó vì không thiết tới chuyện tái giá nên bà đã rũ bỏ bụi trần lên chùa đi tu lấy tên là Hương Tràng. Năm 50 tuổi, ni sư viên tịch. Tương truyền rằng, công chúa thường hiển linh phò trợ cứu dân, nên dân chúng lập đền thờ, các triều đại về sau đều có sắc phong bà làm thần.

Mùa xuân Bính Tuất 2006, nhân kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, khu đền thờ công chúa Huyền Trân đã được dựng lên tại núi Ngũ Phong, phường An Tây nhằm tưởng nhớ công lao của công chúa năm xưa dấn thân ngàn dặm đi mở nước. Đến nay được xem là công trình văn hóa tâm linh duy nhất trên cả nước về công chúa Huyền Trân.

6.000 đèn hoa đăng thắp sáng đền thờ Huyền Trân

Đêm hội hoa đăng tại thiền viện Hương Vân thuộc đền Huyền Trân có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tập trung 3.000 tăng, ni, sư và thanh thiếu niên với 6.000 đèn hoa sen thắp nến làm chủ đạo. Trong 1 giờ đồng hồ hội diễn ra, nhiều tiết mục cô đọng đầy cảm xúc nhằm tri ân công chúa đã đem đến cho khán giả một buổi tiệc nghệ thuật thật sự.

Đêm lễ hội bắt đầu
Các sư thầy cầm hoa đăng đứng cầu nguyện

Hoa đăng thể hiện lòng thành tâm và sự biết ơn công chúa.

Màu áo đạo vàng cửa Phật là nơi chốn mà Huyền Trân cuối đời đã nương náu để giúp đời

tĩnh lặng
Hàng ngàn thanh, thiếu niên mang đèn trên tay

Tất cả hướng chăm chú vào đêm lễ hội

Nụ cười của lòng thành kính

Dâng đèn hoa đăng
Múa đèn

Đền thờ công chúa Huyền Trân bừng sáng trong đêm tối

Lục cúng hoa đăng - điệu múa Cung đình gắn liền với nhà Phật để tưởng nhớ công chúa

Vũ khúc Chămpa - kỷ niệm những tháng ngày công chúa Huyền Trân làm vợ vua Chế Mân


Đêm hội hoa đăng Huyền Trân trang nghiêm, uy nghi tối mồng 9 tháng Giêng đã ghi tên mình vào chuỗi lễ hội đặc sắc dịp Tết ở Huế

Đại Dương

(trích nguồn báo Dân Trí )

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

TRUYỀN THUYẾT VỀ LỄ PHÓNG ĐĂNG LOY KRATHONG của Thái Lan.



Theo truyền thuyết, vào thế lỷ XIII, dưới thời vương quốc Sukkothai, nhà nước đầu tiên của người Thái, con gái của 1 người theo đạo Bàlamôn, tên nàng là Nang Nopphamat, đã trở thành vợ của nhà vua. Lấy cảm hứng từ truyền thống tạ ơn sông Hằng của những người theo đạo Hindu, đức vua Pra-Ruang đã tổ chức một cuộc đua đèn lồng nổi. Nàng này đã tự tay làm chiếc đèn của mình mang hình dáng một bông hoa sen để tặng nhà vua. Nhà vua rất thích chiếc đèn của nàng và đặt tên là Krathong. Sau đó, chiếc đèn lồng nhỏ hình hoa sen trở thành hình mẫu cho các lễ hội sau này.



Lễ Loy Krathong còn được gọi là lễ hội ánh sáng của Thái Lan, giống như lễ Diwali ở Ấn Độ. Trong tiếng Thái, Loy có nghĩa là “ nổi “, còn Krathong là “ chiếc thuyền nhỏ có hình hoa sen “. Lễ hội được tổ chức vào đêm trăng tròn của tháng 12 âm lịch, khi nước dâng lên cao, được gọi là thời điểm lý tưởng để tạ ơn Nữ thần nước. Ánh sáng của những ngọn nến trên thuyền để tỏ lòng kính trọng với đức Phật.




Từ Sukkothai, phong tục nhanh chóng truyền đi khắp vương quốc. Không lâu sau đó, lễ này được tổ chức trên khắp đất nước Thái Lan, những nơi có dòng sông chảy qua. Vào đêm trăng tròn, hàng ngàn người đổ về các bờ sông, trẻ con thì đã chuẩn bị những chiếc thuyền nhỏ từ trước đó rất lâu. Những chiếc thuyền nhỏ này thường được làm bằng lá chuối, gấp hình hoa sen. Cũng có những chiếc làm bằng lá dừa, lá cây loa kèn. Người ta đặt vào đó những ngọn nến, hoa và thỏi sáp hương. Đôi khi có cả kẹo. tóc, hay những đồng tiền xu để cầu may mắn và mong được bình an. Theo truyền thuyết, nếu ngọn nến vẫn cháy khi ra khỏi tầm mắt bạn thì nguyện vọng của bạn sẽ thành hiện thực, còn nếu một đôi nam nữ cùng thả đèn xuống dòng sông, họ sẽ sống bên nhau hạnh phúc đến đầu bạc răng long . . .






Lễ này cũng là dịp hội hè của người Thái. Bên cạnh lễ thả đèn truyền thống còn có bắn pháo hoa, duyệt bình, đua thuyền hay thả đèn hoa đăng, cuộc thi sắc đẹp và thưởng thức ẩm thực người Thái. Lễ hội kéo dài 3 ngày. Những chiếc đèn lồng được thả dọc các dòng sông và soi sáng những khu di tich khảo cổ đẹp nhất Thái Lan, cố đô của vương quốc Siam.





PT Chánh Dũng ( sưu tầm )

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

LỄ PHÓNG ĐĂNG TẠI CHÙA VẠN THIỆN

Ý NGHĨA VIỆC THẢ HOA ĐĂNG

Theo nguyên nghĩa, Hoa đăng có nghĩa là đèn hoa. Lễ hội Hoa đăng là lễ hội thắp đèn được trang trí bằng những chiếc đèn hoa. Lễ hội Hoa đăng nhằm múc đích tôn vinh những giá trị tinh thần , giá trị tâm linh và văn hóa của người Việt nam vào những ngày lễ lớn . Đặc biệt là lễ hội đầu năm mới , lễ hội Thượng Nguyên, đốt đèn mừng lễ hội , cầu nguyện quốc thái dân an, cầu âm siêu dương thái. Lễ hội Hoa đăng vừa ấm cúng, thẩm mỹ , giàu truyền thống, vừa mang lại giá trị tâm linh mở đầu cho một năm mới tốt đẹp.




Có thể thầy rõ hơn ý nghĩa ấy về Hoa đăng trong Phật giáo. Một trong những danh hiệu của đức Phật A DI Đà là Vô Lượng Quang. Nghĩa là hào quang của Ngài chiếu khắp mọi nơi, soi rọi đường cho chúng sanh bước ra khỏi vòng sinh tử. Ánh sáng còn tượng trưng cho trí huệ. Ngài dùng trí huệ để giáo hóa chúng sanh, từ trong đêm tối nhờ vào ánh sáng trí huệ mà thoát khỏi vô minh tăm tối, đây là điều có thể giải thích được.

Trong thế giới ngày nay, vấn đề ánh sáng rất cần thiết cho mọi sinh hoạt của con người, cũng như ánh sáng trí huệ đưa con người thoát khỏi u mê. Ngoài ra, trong Phật giáo còn có Phật Dược Sư được gọi là Lưu Ly Quang Như Lai cũng cùng chung một ý nghĩa này. Trong kinh Dược Sư còn dạy cách đốt đèn cúng dường và cầu nguyện. Đèn có thể làm nhỏ như quả cam hoặc to như bánh xe, có thể xếp thành 7 tầng, thắp suốt 49 ngày đêm thành tâm cầu nguyện thì mọi việc được an lành .


Trong Phật giáo còn có lễ Truyền đăng, là truyền cho nhau niềm tin, truyền cho nhau chân lý. Thắp sáng một ngọn đèn và truyền cho nhau. Cầu chúc nhau một tâm niệm yêu thương nhân bản. Hy vọng mỗi ngon đèn trên tay được thắp lên, mỗi người cầu nguyện vào đó nột niệm an lành , một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Mỗi ngọn đèn trên tay là ánh sáng từ bi, xóa hết mọi khổ đau để cùng nhau hướng đến một xã hội dân chủ, công bằng, xây dựng một đất nước phồn vinh, tươi đẹp và một thế giới hòa bình hạnh phúc.


Ngày đầu xuân, năm mới khai mở lễ hội Hoa Đăng là một lễ hội thuần túy cùa người Việt Nam vốn có từ xưa, vừa cầu nguyện cho đất nước bình an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà được no ấm , người người được yên vui. Đây là một việc làm đem lại cho người tham gia cúng đèn hoa đăng vô lượng công đức bởi đem lại lợi lạc cho chúng sanh. Đây chính là nhiệm vụ cao cả của những người con Phật phải thành tâm thực hiện.































PT Chánh Dũng