lời hay ý đẹp

KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC TĂNG NI, QUÝ ĐẠO HỮU PHẬT TỬ NĂM MỚI VẠN SỰ AN LÀNH, CÁT TƯỜNG NHƯ Ý.

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

GIÁ TRỊ CỦA Ý NGHĨA ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH

Giá trị của ý nghĩa đức Phật Đản sinh


Thích Phước Đạt 
Mỗi năm đến ngày lễ Phật Đản, người con Phật đều ôn lại lịch sử của đức Bổn sư để chiêm nghiệm và hành trì. Từ khi đức Bổn sư nhập Niết Bàn cho đến nay, hàng trăm nghìn quyển sách, thơ ca, huyền thoại đã được sáng tác để ca ngợi Ngài. Nhưng tất cả mọi lời tán thán, ca ngợi dù cho hay đẹp đến đâu, cũng không thể ngang cỡ con người hoàn thiện đó, hoàn thiện đến mức nhân loại đã suy tôn Ngài là bậc thầy của loài Trời và loài Người, là bậc tôn quý nhất trong cõi thế.
Thiết nghĩ cách tán thán và ca ngợi Ngài tốt đẹp nhất, làm vui lòng Ngài nhất có lẽ là học tập Ngài, cố gắng tối đa sống theo lời Ngài chỉ dạy, đi theo con đường Ngài đã đi. Đó là con đường Bát chánh đạo, con đường Giới, Định, Tuệ. Con đường lấy giới, nếp sống đạo đức làm căn bản. Giới tức là 5 giới, 10 thiện đối với người tu tại gia; 10 giới đối với Sa Di; 250 giới đối với hàng Tỷ kheo; 350 giới đối với hàng Tỷ kheo Ni.
Người Phật tử tại gia sống theo 5 giới, 10 thiện, người Phật tử xuất gia sống theo 10 giới, 250 giới và 350 giới... chính là những người “kính trọng, tôn sùng, đãnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai một cách tốt đẹp nhất”, bởi vì giữ giới nghiêm túc là thanh tịnh như vậy là “thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chính trong chánh pháp, hành trì chánh pháp và tùy pháp”. “Đó là sự cúng dường tối thượng đối với Như Lai” như Phật đã dạy trong Kinh Niết Bàn.
Giới, Định, Tuệ là ba môn học cơ bản của đạo Phật. Phật tử chúng ta, dù tại gia hay xuất gia không được thiên trọng bên nào. Giữ giới mà không tu định, tu tuệ thì chỉ hưởng được phúc báo sanh lên cõi Trời hay trở lại làm người, với chánh y báo tốt đẹp, thù thắng. Nhưng đó chưa phải là đạo giải thoát khỏi biển khổ sống chết luân hồi. Nhưng nếu định mà không kết hợp với giữ giới, sống đạo đức, thì dễ lạc vào ma cảnh mãi với các chứng bệnh gọi là Thiền bệnh và nếu tu tuệ mà không giữ giới tu phúc, thì đó là trí tuệ thế gian, hay là trí tuệ khô cằn, không được thấm nhuần giòng nước tươi mát của phúc đức. Đúng như đức Phật từng dạy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Đấy là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn...”
Trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, Trần Thái Tông là một vị vua kiêm Thiền sư. Tuy vua chuyên nghiên cứu về Thiền và giảng dạy Thiền, nhưng vua rất coi trọng đạo đức và giới luật. Trong bài “Thọ giới luận” (Khóa Hư Lục),vua dẫn lời kinh này như sau: “Giới như mặt đất bằng, mọi điều thiện từ đó sinh ra, giới như thầy thuốc giỏi, chữa được các loại bệnh, giới như ngọc minh châu, phá tan mọi tối tăm, giới như thuyền bè, vượt qua biển khổ. Giới như chồi ngọc, trang nghiêm pháp thân v.v...” (Khóa Hư Lục). Giới luật Phật giáo làm hai công năng: ngăn ác, làm thiện. Đúng như câu kệ 183 của Kinh Pháp Cú nói: “Không làm mọi điều ác, Thành tựu mọi hạnh lành, Tâm ý giữ trong sạch, Chính lời chư Phật dạy”.
Đạo đức của đạo Phật phân biệt rõ ràng thiện và ác. Gần đây, có một số ít người, chịu ảnh hưởng của thuyết hoài nghi phương Tây, cho rằng thiện và ác rất khó phân biệt, thậm chí họ còn nói: Cực ác là thiện (và rất ác) cực thiện là ác.
Phật tử chúng ta không thể có quan niệm hồ đồ như vậy. Đối với chúng ta, hành vi thiện hay ác là rõ ràng minh bạch: Sát sanh là ác. Phóng sanh là thiện, hiếu sanh là thiện. Lấy của không cho là ác, bố thí là thiện. Tà dâm, sống tà hạnh là ác, sống chánh hạnh là thiện. Nói láo là ác, nói chân thật là thiện. Nói chia rẽ là ác, nói đoàn kết là thiện. Nói lời ác là ác, nói lời dịu hiền dễ nghe là thiện. Nói lời vô nghĩa, không đúng thời là ác, nói lời có ích, nói đúng thời là thiện.Tham là ác, không tham là thiện. Sân là ác, không sân là thiện. Tà kiến là ác, không tà kiến là thiện.
Trên đây là 10 điều thiện và 10 điều ác theo Phật giáo. Sự phân biệt là rõ ràng dứt khoát. Sau đây là một lời nói của đức Phật, dùng một loạt hình ảnh để phân biệt ranh giới giữa thiện và ác: “Thật là xa thật xa, khoảng cách giữa mặt đất và bầu trời. Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa bờ biển bên này và bờ biển bên kia. Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa nơi mặt trời lặn và nơi mặt trời mọc. Nhưng còn cách xa, cách xa hơn nữa là pháp của người thiện và pháp của kẻ ác”.
Theo đạo Phật, thiện hay ác là thiện ác từ trong tâm, trong ý nghĩ, ngay khi tâm ấy, ý nghĩ ấy chưa bộc lộ trong lời nói và hành động nơi thân. Vì từ trong tâm, khởi lên ý nghĩ ác mà chúng ta không ngăn chặn kịp thời, cho nên lời nói và hành động ác nối tiếp ngay theo sau, dẫn tới quả khổ không thể tránh. Nhưng đối với Phật tử chúng ta hằng ngày tu tập tâm, quan sát tâm, phòng hộ tâm, bất cứ một ý nghĩ nào bất thiện khởi lên, đều lập tức đoạn trừ... Dần dần tâm ý chúng ta trở nên thuần thiện, trong sáng. Tâm thiện thì sống an lạc hạnh phúc. Tâm sáng thì thấy được sự vật như thật, thấy được chân lý, thấy đạo. Nên biết cái gì làm cho tâm chúng ta không được định tỉnh và mờ tối. Đó là những dục vọng thấp hèn, đó là các ý nghĩ, lời nói và hành động bất thiện. Nếu chúng ta nhờ tu tập mà xa lìa được dục, xa lìa được các pháp bất thiện. Thì tâm chúng ta sẽ sáng chói và định tỉnh.
Nếu mỗi cá nhân nhận thức được tất cả cái nguy hại của dục vọng và pháp bất thiện thì chúng ta mới có thể nhàm chán và vĩnh viễn xa lìa chúng. Vai trò nhận thức đó thuộc về trí tuệ. Như vậy gọi là trì giới kết hợp với tu tuệ thì sẽ được quả lớn, lợi ích lớn. Muốn đoạn trừ được các dục, bắt nguồn từ tham, sân, si, người con Phật phải biết dựa vào lời Phật dạy, tìm hiểu bản chất của các dục là như thế nào, và tác động của mình ra sao đối với thân tâm. Đức Phật thừa nhận vị ngọt của các dục, tức là niềm vui mà một dục vọng được thỏa mãn tạm thời đem lại cho chúng ta. “Này các Tỷ kheo, thế nào là vị ngọt của các dục?... Các sắc pháp do nhãn căn nhận thức, các hương do tỷ căn nhận thức, các vị do thiệt căn nhận thức, các xúc do thân căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý hấp dẫn...”
Như vậy là đạo Phật thừa nhận, khi năm giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với ngoại cảnh, như sắc, thanh, hương, vị, xúc, thì có thể nảy sinh ra những cảm thỏ hỷ lạc, ưa thích với mức độ khác nhau. Đức Phật gọi đó là vị ngọt của các dục: “Nhưng ngay sau đó, đức Phật phân tích sự nguy hiểm của các dục: Do lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên mà một người phải trải qua bao nhiêu gian khổ để có được tài sản, phải chống đỡ lạnh, chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói, chết khát.” (Trung Bộ Kinh đã dẫn, trg. 144)
Người ấy, nếu nổ lực như vậy, siêng năng như vậy, mà kết quả không có gì, người đó sẽ “Buồn phiền than khóc, đấm ngực, mê man bất tỉnh. Ôi! Sự nổ lực của ta thật là vô ích, sự siêng năng của ta thật sự không kết quả”. Này các Tỷ kheo, đó là sự nguy hiểm của các dục”. (Kinh đã dẫn, trg. 144)
Rồi Phật tiếp tục phân tích trường hợp người ấy thu thập được tài sản lớn, nhưng lại phải lao tâm khổ trí để bảo vệ số tài sản đó “Làm sao để các vua chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao trộm cướp khỏi cướp đoạt chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, và kẻ thừa tự không xứng đáng phung phí phá phách v.v...” Và mặc dù tài sản được phòng hộ rất kỹ lưỡng như thế, nhưng cuối cùng vẫn bị mất mát, thế là người đó lại một phen nữa lại khổ não, buồn phiền, than khóc, vì của cải đã bị mất. Nói tóm lại, chưa có tài sản cũng khổ, có rồi cũng khổ, mất tài sản đi cũng khổ. Đó là cái khổ của dục vọng muốn có nhiều tài sản.
Đối với các loại dục vọng khác như đối với sắc đẹp, đối với danh vọng, đối với ăn uống, ngủ nghỉ, tình hình đại loại cũng như vậy. Vì dục vọng nguy hiểm như vậy, nên đức Phật khuyên mọi người nên xuất ly các dục, sống nếp sống biến đủ, ít dục, thay thế vị ngọt tạm bợ và thấp hèn của dục bằng niềm vui lâu bền, chân thực của ly dục đảm bảo cho chúng ta một trạng thái tâm hồn an nhiên, tự tại, hài hòa.
Hãy sống thiện đối trị các pháp bất thiện, hãy sống thiểu dục, tri túc để đoạn trừ dục vọng. Đó là lời khuyên của đức Phật. Hãy tìm đến nguồn vui cao cả và bất tận của của một nếp sống đạo đức như vậy. Hãy biết nhàm chán những thú vui thấp hèn của năm dục, vị ngọt ít, khổ não nhiều. “Thú vui như phân”, như đức Phật đã từng dạy. (Tăng Chi II, trg. 334).
Để tán thán một cách tốt đẹp nhất đức Bổn sư chúng ta, nhân ngày lễ Phật Đản năm nay, mỗi người con Phật  hãy một cách có ý thức, sống theo nếp sống chói sáng của đạo đức Phật giáo, sống trong trắng như núi tuyết, như mặt trăng không mây che. “Ai dùng các hạnh lành, Làm xóa mờ nghiệp ác, Sẽ chói sáng đời này, Như trăng thoát mây che” (Kệ 173, Kinh Pháp Cú).
Trích nguồn GIAOHOIPHATGIAOVIETNAM.VN

THƯ MỜI PHẬT ĐẢN 2556


CHÙA VẠN THIỆN
136/12 Trần Phú, P. 4, Q. 5, Tp. HCM                         THƯ MỜI
ĐT: 3835.4737
Blog: vanthientu.blogsport.com

LỄ PHẬT ĐẢN
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính thưa Quý Phật tử,
Lại một mùa Phật Đản nữa sắp trở về, thể theo truyền thống Phật giáo, hằng năm vào ngày Rắm tháng 4 Âm lịch; tất cả người con Phật trên khắp năm châu bốn bể đều hân hoan mừng đón Đức Phật đản sanh. Cũng là dịp để chúng ta tưởng niệm đến một đấng siêu việt đã ra đời cách đây hơn 25 thế kỷ.
          Vì thế chúng ta là con của Phật, nhằm thể hiện lòng từ bi và noi theo lời dạy của Ngài: “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Xin Quý Phật tử hoan hỷ nhường bớt phần cơm áo để chung tay cùng nhau chia sẻ nỗi bất hạnh của đồng bào nghèo.
          Chúng tôi có tổ chức những buổi lễ sau đây:
·        Ngày mùng 7 tháng 4 năm Nhâm Thìn.(Thứ Sáu ngày 27-4-2012):
Mổ mắt cho đồng bào nghèo tại tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp và Bình Dương tại bệnh viện An Bình.
·        Ngày mùng 8 tháng 4 năm Nhâm Thìn. (Thứ Bảy ngày 28-4-2012):
Phát quà các Chú Tiểu chùa Thăng Long (Tăng), chùa Bửu Tích (Ni): 200 phần quà và lớp học tình thương Dưỡng Chân Tuệ Uyển; trẻ em trại phong Bình Minh: 120 phần.
·        Ngày 14 tháng 4 năm Nhâm Thìn. (Thứ Sáu ngày 04-5-2012).
18 giờ 15 phút: Sám hối tiêu trừ nghiệp chướng.
·        Ngày 15 tháng 4 năm Nhâm Thìn. (Thứ Bảy ngày 05-5-2012).
-         4g00: Tụng Chú Lăng Nghiêm,
-         4g30: Chuyển 12 hồi chuông trống rước vía Phật Đản sanh.
-         5g00: Đi dự lễ Phật Đản tại chùa Phổ Quang (Tân Bình).
-         8g30: Lễ Tắm Phật.
-         11g00: Cúng vong linh thở tại chùa và thọ trai.
-         16g00: Phát gạo cho đồng bào nghèo và cúng thí thực cô hồn.
·        Ngày 16 tháng 4 năm Nhâm Thìn. (Chủ nhật ngày 06-5-2012).
7g30: Lễ Quy Y Tam Bảo.
Rất mong Quý Phật tử tham dự đầy đủ các buổi lễ được viên mãn; đó cũng là niềm khích lệ lớn lao cho chúng tôi trên con đường thừa hành Phật sự. Xin Quý vị gửi mì, gạo, nước tương, tập học sinh..... về chùa trước ngày mùng 8 tháng 4 để tiện việc sắp xếp.
Nhằm trợ duyên cho Phật tử có điều kiện ăn chay, hằng tháng vào 2 ngày mùng 1 và Rằm (15), bổn tự chúng tôi có phục vụ cơm chay miễn phí buổi trưa (thời gian từ 10g00 - 12g00).
          Để giúp đỡ cho các bệnh nhân nghèo từ các tỉnh lên điều trị tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chùa có ủng hộ 400 phần cơm chay 2 ngày mỗi tháng vào trưa Rằm và mùng 1.
          Thể theo Thông bạch của Giáo Hội Phật Giáo về việc treo cờ và lồng đèn vào ngày Phật Đản. Chúng tôi xin thông báo Quý Phật tử nên treo cờ và lồng đèn Phật giáo trong tuần lễ Phật Đản (từ mùng 8 đến hết ngày Rằm tháng 4).

          Vị trí:
-         Cờ Nước treo phía tay mặt
-         Cờ Phật giáo treo phía tay trái (từ ngoài nhìn vào, kích cở 30x40cm)
Chúng tôi nguyện Hồng Ân Tam Bảo gia hộ Quý vị cùng gia đình gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Trụ trì


 







Ni sư Thích Nữ Như Lợi.



Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Một trường hợp thương tâm

              Được thông tin về một trường hợp thương tâm do tai nạn cháy nỗ xe máy, ngày 10 tháng 3 năm 2012, Ni sư trú trì Thích Nữ Như Lợi đã hướng dẫn đoàn công tác Từ thiện Xã hội chùa Vạn Thiện về thành phố Cần Thơ để thăm hỏi, động viên và hỗ trợ cho anh Nguyễn Minh Thuận, 22 tuổi, con ông Nguyễn Tùng Quân, địa chỉ 120/122A đường Trần Phú, phường Cái Khế, huyện Ninh Kiều   số tiền là 22 triệu đồng và 50 ký gạo.

Được biết vào ngày 29/2/2012, khi tham gia giao thông thì chiếc xe máy do Thuận điều khiển phát nỗ và cháy, khiến anh bị phỏng 84% toàn thân. Cha mẹ Thuận đã phải bán căn nhà  được 230.000.000 đồng lo chữa chạy đồng thời phải vay trên 40 triệu đồng để tiếp tục điều trị và mỗi tháng phải trả tiền lời là 1.300.000 đồng.
Khi đoàn đến thăm thì các vết phỏng đã tiến triển khá tốt nhưng vết thương ở  dưới nách và háng vẫn còn chảy nước, 2 chân đã có biểu hiện co rút gân.
Thuận đã có một đứa con trai được 4 tuổi còn người vợ đã bỏ đi sau khi anh bị tai nạn 4 ngày, cả gia đình hiện đang ở nhà thuê trong một căn nhà nhỏ sâu trong hẽm.






Chuyến thăm đã mang đến cho anh Thuận và gia đình niềm an ủi lớn lao, nhưng khó khăn sau  tai nạn còn mênh mông phía trước. 
Đây là một trường hợp thương tâm cần được hỗ trợ , rất  mong quý vị hảo tâm, quý ân nhân gần xa quan tâm giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn quý ân nhân , phật tử chùa Vạn Thiện quận 5, các chị trong nhóm thái Cực Quyền, quận 1, anh Đoàn Minh Hải, cựu học sinh Nguyễn Trường Tộ đã ủng hộ chuyến từ thiện vừa qua. 
                                   
                                                                                              Ban Từ Thiện chùa vạn Thiện

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Công tác từ thiện tại h. Cần Giuộc, tình Long An

Vào ngày 03/3/2012 vừa qua, chư tôn đức Ni gồm Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nguyện, trụ trì chùa Phước Hải, Phó Ban Thường trực Phân Ban Đặc trach Ni giới Trung ương; Ni trưởng trú xứ chùa Giác Tâm, Hoa Kỳ cùng Ni sư Thích Nữ Như Lợi, trú trì chùa Vạn Thiện, Ni sư Thích Nữ Như Xuân, chùa Từ Nghiêm và các đạo hữu trong Ban Từ thiện Xã hội  2 chùa Vạn Thiện, Từ Nghiêm đã đến chùa Giác Nguyên, h. Cần Guộc, tỉnh Long An thăm và tặng quà cho 500 người có hoàn cảnh khó khăn và 200 trẻ em nghèo hiếu học. Cùng đi với đoàn có các bác sĩ thuộc Hội Chữ Thập Đỏ thành phố Hồ Chí Minh thăm khám, phát thuốc miễn phí; đồng thời đoàn cắt tóc tình nguyện cũng đã đi theo cắt tóc cho đồng bào có nhu cầu









Ban Từ Thiện chùa Vạn Thiện